TRÀ BÌNH MINH - MÓN ĂN BÀI THUỐC

"Nếu mà mình biết thương mình

Thì mình nên uống “bình minh” mỗi ngày

Từ ngày xưa đến ngày nay.

Món trà năm vị chẳng ai không cần". Tác giả: Hoàng Kim

Trà bình minh là một món ăn khá quen thuộc đối với những người theo phương pháp thực dưỡng. Món trà bình minh đầy đủ là sự kết hợp của 5 nguyên liệu gồm: Trà già bancha 3 năm; Tương tamari 3 năm; Mơ muối lâu năm (Trên 3 năm); Bột sắn dây nguyên chất và Gừng. Mỗi thực phẩm trên đều là những vị thuốc quý trong thực dưỡng và có nhiều lợi ích cho cơ thể. Sự kết hợp này đã làm gia tăng lợi ích cho trà bình minh và là một món ăn thanh lọc cơ thể, giải trừ độc tố và phòng bệnh tuyệt vời.

THÀNH PHẦN

- Mơ muối 3 năm: dùng phần thịt của quả mơ hoặc nước ngâm trái mơ (dấm mơ). Đây là một thực phẩm giúp điều chỉnh lại chức năng hệ tiêu hoá.

- Bột sắn dây: thực phẩm mang tính kiềm dương, rất hữu ích trong việc cường hóa hệ ruột.

- Tương Tamari 3 năm: thực phẩm tạo kiềm dương.

- Trà già Bancha 3 năm: có tính tạo kiềm nhẹ và rất ít caffein.

- Gừng: mài củ gừng để lấy nước cốt hoặc băm nhuyễn, gừng có vị cay và mang tính chất tạo kiềm âm.

CÁCH NẤU

- Đun sôi 5-7 lá trà cùng với 350 ml nước trong

5 phút rồi vớt bỏ phần lá (lúc này lượng nước chỉ còn

khoảng 300ml).

- Khuấy đều 2 thìa sắn dây với 2 thìa nước lạnh (không cho nhiều nước quá) cho tan đều rồi vừa đổ vào nồi vừa khuấy đều tay cùng nước trà.

- Mơ muối 1 quả lấy phần thịt nghiền nát cho vào khuấy cùng; hoặc 1/2 thìa nhỏ dấm mơ.

- Nhỏ thêm 6-8 giọt nước cốt gừng; hoặc gừng băm nhuyễn.

- Tắt bếp, rồi cho 1/2 thìa nhỏ tương tamari vào khuấy đều (lúc này lượng nước trà còn vừa đủ 1 chén)

- Lưu ý: lửa nhỏ vừa. Món trà sau khi nấu xong có vị ngọt là đạt.

CÔNG DỤNG

- Khi uống trà bình minh thì bột sắn dây trong trà sẽ nhẹ nhàng bám lên thành đường ruột, tạo ra độ ẩm cho nhung mao và giúp tái tạo nhung mao. Mơ muối sẽ giúp kích thích tiêu hóa và tăng cường khả năng chuyển hóa hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy trà bình minh ăn vào buổi sáng giúp khí huyết lưu thông, kiềm hóa dịch cơ thể và cường hóa hệ thống ruột.

- Trà bình minh là phương pháp tốt nhất để phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm, nhiễm phong hàn, ngộ độc, mệt mỏi, có thể dùng để hạ sốt.

LƯU Ý

- Dùng trước bữa ăn sáng từ 20-30 phút.

- Mặc áo ấm, trùm chăn cho ra mồ hôi rồi dùng khăn thấm nhẹ mồ hôi chứ không lau như sau khi tắm.

- Tránh gió, tránh nước, tránh máy lạnh trong 30 phút để tránh việc mồ hôi thấm ngược trở lại vào cơ thể, khiến cơ thể nhiễm lạnh.

- Uống trà bình minh thay bữa ăn sáng giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ giảm cân.

Chuyên mục Thực dưỡng:

NGƯỜI TRƯỜNG CHAY CẦN TĂNG CƯỜNG THỰC VẬT THIÊN DƯƠNG ĐỂ HẠN CHẾ NGUY CƠ "TÍCH NƯỚC"

Đối với người chay kỳ hoặc mới chuyển sang chế độ thuần thực vật thì những thực phẩm giàu Kali và thiên Âm (trái cây, rau lá, khoai tây, cà chua…) là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, với những ai ăn chay lâu năm mà vẫn “quán tính” như “thuở ban đầu ấy” thì cơ thể sẽ dần phát tín hiệu thèm những món đậm vị hơn. Tình trạng thừa Natri cộng với tính chất công việc ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến cơ thể dễ bị tích nước, đầy hơi, sưng, phù,... Vậy người trường chay có thể điều...

THỰC PHẨM CẦN TRÁNH ĐỂ GIẢM RONG KINH VÀ ĐAU BỤNG KINH 🌷

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng rong kinh kèm theo những cơn đau bụng dữ dội. Trong đó, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.  SƠ LƯỢC KHÁI NIỆM 🌸 Hành kinh là hiện tượng lớp niêm mạc tử cung bị bong ra khi trứng chưa được thụ thai.  🌸 Rong kinh là khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu nhiều hơn 80ml trong một chu kỳ. 🌸 Đau bụng kinh là tình trạng xuất hiện những cơn đau do sự co thắt của tử cung trong thời gian hành kinh. TỔNG HỢP CÁC...

CẢM NGHIỆM VỀ HẠNH PHÚC KHI NHAI MỘT BÚNG CƠM LỨT

“Cơm lứt càng nhai càng ngon, càng nhai càng ngọt hậu”. (Đó là cảm nhận chung của những ai từng chân thật nhai một búng cơm lứt.) 🌾 Cơm lứt chẳng thể hấp dẫn thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên như cơm xát trắng. Bên cạnh đó, cơm lứt còn có thể tạo cảm giác “mệt mỏi” cho những ai muốn “chinh phục” theo kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”, đôi khi lại gây cảm giác “đầy bụng”, thậm chí có thể kích hoạt một số nỗi sợ (sợ khó tiêu, sợ không còn “thèm ăn” nhiều như trước,...). Tuy nhiên, “bề mặt...

CỐM GẠO LỨT NẢY MẦM RANG CỦI - THỨC ĂN LIỀN TIỆN LỢI VỚI CƠ THỂ THỊNH ÂM

Có một loại cốm nổi tiếng trong làng Thực Dưỡng về khả năng Dương hóa cơ thể tốt, bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu mà lại còn rất tiện dụng. 🌟 Một loại cốm ăn liền được làm từ cơm gạo lứt đỏ 6 tháng, sau đó phơi nắng, lại được rang chậm với muối hầm trên than củi nên tính Dương khá cao. 🌟 Một loại cốm hỗ trợ cho người đau nhức xương khớp, người bị lạnh tay chân, lại tốt cho người có đường ruột yếu.   🌟Không chỉ là thức quà vặt dân dã, cốm gạo lứt nảy...

TĂNG SỨC BỀN VỚI CARBOHYDRATE PHỨC

🔸Khi bị hạ đường huyết, mọi người thường “cấp cứu” bằng cách uống nước đường.  🔸Nhớ khi xưa “cân đường, hộp sữa” quý lắm, nên thường được mọi người làm quà thăm đau, thường được nhớ tới khi cơ thể cảm thấy hơi “mệt mệt”. 👉  Những ví dụ trên là điển hình của việc dùng carbodydrate (carb) đơn.   🌻 Carb đơn được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, làm đường huyết tăng cao đột ngột. Nhưng như lửa rơm nhanh cháy thì sẽ phải nhanh tàn, carb đơn sau quá trình “đốt cháy” sẽ nhanh sinh ra thán khí. Cơ thể tuy...

QUÀ TRUNG THU NGỌT - LÀNH, CHO BÉ MỘT MÙA TRĂNG VUI

"Làm mâm ngũ quả đợi ông Trăng Thắp nến lung linh đón chị Hằng Hát múa cùng vui sao sáng rước Trung thu nhảy nhót trẻ tung tăng." Trong niềm háo hức của các bé đón chờ mâm cỗ trăng rằm, lựa chọn quà bánh là cách người lớn chúng ta chăm chút cho từng khoảnh khắc ý nghĩa của con trẻ. Chung vui hội trăng rằm, nhà Tía Tô đem đến một số lựa chọn ngon - ngọt - lành cho các bé, cam kết: Không sử dụng đường tự do, đường tinh luyện. Không chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu. Góp...

RAU SỐNG - RAU CHÍN, GIẢI PHÁP NÀO TỐI ƯU?

Bạn đã bao giờ muốn ăn rau quả tươi sau một bữa ăn đầy đồ chiên rán chưa? Có bao giờ bụng dạ đang “xình xịch” mà bạn có phản xạ từ chối rau sống, chọn rau củ nấu chín để làm dịu lại cảm giác khó chịu đấy không? Trẻ nhỏ thích rau củ chiên (thường không thích rau quả), trong khi cô thiếu nữ thì thường chuộng rau quả tươi ngon, mát lành. Vậy nếu y học, khoa học, dinh dưỡng học,... khuyên chung chung rằng rau sống tốt hơn rau chín hoặc ngược lại, thì liệu ta...

THỰC DƯỠNG CHO DÂN VĂN PHÒNG - LIỆU CÓ PHÙ HỢP?

“Em thêm rau, bớt cà rốt giúp chị!” Đó không chỉ là yêu cầu của một chị khách quen, mà dường như là sở thích chung của nhiều anh chị nhân viên văn phòng khác?! “Thực dưỡng” khi du nhập vào Việt Nam thường được biết đến là chế độ ăn uống dành cho cơ địa thiên Âm (bởi lối sống công nghiệp hiện đại), đồng thời chịu ảnh hưởng từ cách ăn uống ở những vùng khí hậu lạnh như Nhật Bản, hay Châu Âu. Điều này dễ dẫn đến hiểu lầm về Thực Dưỡng - vốn rất chú trọng đến...
Lên đầu trang
Thực Dưỡng Lá Tía Tô Thực Dưỡng Lá Tía Tô Thực Dưỡng Lá Tía Tô
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng