Trái cây xanh, búp măng thật ngon; giá đỗ nhiều dinh dưỡng,... Vậy mà thực dưỡng lại ít sử dụng?!
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật gồm hai quá trình đối nghịch nhưng bổ trợ nhau là: Đồng Hóa và Dị Hóa.
Ở thực vật "nhỏ tuổi"
Thành tế bào chưa phát triển hoàn chỉnh, quá trình “đồng hóa” trội hơn “dị hóa” để tổng hợp các chất đơn giản thành phức tạp, ưu tiên tích lũy năng lượng cho sinh trưởng. Vì vậy, ta sẽ thấy nhiều thành phần dinh dưỡng khi phân tích chất.
Tuy nhiên, thực vật non cũng chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng (tanin, oxalat, axit phytic, alkaloid,...) để bảo vệ chúng khỏi sự phá hoại của côn trùng, vi khuẩn cùng các yếu tố môi trường bất lợi.
Do đó, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm còn non dễ gây áp lực lên hệ tiêu hóa, mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí bị nhiễm độc. (chưa kể góp phần ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái).
Ở thực vật trưởng thành
Cấu trúc thực vật hoàn chỉnh, quá trình “đồng hóa” và “dị hóa” khá cân bằng, năng lượng ổn định giúp hỗ trợ duy trì sự sống và sinh sản.
Vì vậy, việc tiêu thụ thực phẩm ở giai đoạn “chín muồi” không chỉ tối ưu hóa tiềm năng dinh dưỡng, mà còn giảm đáng kể hàm lượng các chất kháng dinh dưỡng so với giai đoạn còn non.
Lá Tía Tô đã chọn góc nhìn của khoa học sinh học để mong tỏ được phần nào lời dạy của Thầy Tổ (được ghi chép trong sách). Ở những góc nhìn khác, anh chị còn những lý giải nào nữa không?