TAMARI trong tiếng Nhật mang ý nghĩa “tích tụ, tích lũy”, vì lần đầu được phát hiện từ phần “nước cốt” lắng ở đáy thùng khi làm miso.
Muối thiên tính Dương còn đậu nành thì Âm, cuộc gặp gỡ tài tình vừa giúp giảm độ mặn gắt của muối, vừa khử đi cái tính hàn của đậu nành. Đi qua những thử thách rồi “thăng hoa” theo thời gian, Tamari cũng có nỗi niềm riêng của mình:
- Không theo phương pháp thủy phân hóa học nhanh nên giá thành sẽ phải cao hơn.
- Không có chất bảo quản nên muối sẽ là thành phần duy nhất để giữ cho các axit amin không bị oxy hóa.
- Đi qua ngâm ủ 3 năm và chỉ có muối với đậu nành nên không thể có vị ngọt hấp dẫn như tương mới ngả nâu vàng hoặc tạo ngọt từ lúa mì, từ đường hoặc từ chất điều vị.
Đổi lại, với tính kiềm Dương cao, tương “cao niên” này thường được biết đến với những giá trị vượt trội:
- Nước tương “cô đặc” tự nhiên với hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như giàu khoáng, vitamin, các acid amin thiết yếu giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch.
- Trung hòa acid giảm mệt mỏi uể oải, giảm đau bụng kinh, phòng các chứng cảm lạnh mùa đông. (thường dùng cùng với trà bancha, bột sắn dây, trà bình minh).
- Dùng làm nước chấm có thể trung hòa phần nào hóa chất (thuộc Axit Âm) tồn dư trên rau củ.
- Đặc biệt cần thiết cho người trường chay, người dị ứng gluten.
Những khách dùng Tamari lần đầu tất yếu sẽ thấy mặn, không được bắt vị; nhưng một khi đã quen dùng rồi đổi lại một số loại tương thị trường thì có thể sẽ thấy tê tê lưỡi.
Nếu dùng “nước cốt tương” này để làm nước chấm ngon miệng thì cần pha chế phù hợp. Mời anh chị ghé nhà Tía Tô trải nghiệm và tham khảo cách pha nhé ạ.
Lá Tía Tô hân hạnh được phục vụ quý khách!