"Thực dưỡng" không phải là những quy tắc, giới luật tiêu cực, luôn bắt con người "phải làm thế này, phải làm thế kia" mà điểm mấu chốt ở đây đó là thực dưỡng sẽ tạo lập thể chất khỏe khoắn, tích cực, có thể làm bất cứ việc gì. Thậm chí thực dưỡng còn rất sáng tạo, nghệ thuật, mang đậm tính triết học và tôn giáo."
OHSAWA
Trích Sách:
"Tôi nói điều này là bởi vì có không ít người vẫn cho rằng "thực dưỡng" giống như một kiểu giới luật khắt khe, cứng nhắc, khô khốc, vô vị. Rất nhiều người cứ tiếp nhận những bài hướng dẫn ăn uống (shokusen) rồi cả đời theo đó thực hành và nghĩ rằng thế đã là thực dưỡng. Một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và hết sức lố bịch. Shokusen là thứ chỉ dạy cho ta về những loại thức ăn để chữa trị bệnh tật, còn sau khi bệnh đã khỏi thì thứ mà dựa vào là thân thổ bất nhị rồi hướng dẫn ta cách thức phối hợp một cách công phu, hài hòa các loại thức ăn được lấy từ chính vùng ta sinh sống và sử dụng để tạo nên một thể chất khỏe mạnh, tuyệt đối không mắc bệnh lần thứ hai mới là thực dưỡng. Và một khi thứ "sức khỏe" ấy được xác lập thì không còn gì phải sợ sệt nữa. Dù là sơn hào hải vị hay các loại thực phẩm hiếm có thế nào đi chăng nữa cũng có thể thoải mái ăn, ăn đến khi nào phát chán cũng không hề hấn gì.
Người không biết uống rượu, không biết hút thuốc, không biết ăn thịt, hoa quả là những người què cụt. Biết uống nhưng không uống, có thể ăn nhưng không thấy sự cần thiết phải ăn nên không ăn; giả sử có lúc buộc phải ăn, phải uống thì dù có ăn có uống cũng không ảnh hưởng gì - Đó, thực dưỡng giúp tạo nên thể trạng đó.
"Thực dưỡng" không phải là những quy tắc, giới luật tiêu cực, luôn bắt con người "phải làm thế này, phải làm thế kia" mà điểm mấu chốt ở đây đó là thực dưỡng sẽ tạo lập thể chất khỏe khoắn, tích cực, có thể làm bất cứ việc gì. Thậm chí thực dưỡng còn rất sáng tạo, nghệ thuật, mang đậm tính triết học và tôn giáo."
OHSAWA